Accounting & Tax
 

Tùy thuộc vào từng chi cục, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ bao gồm nhiều mẫu biểu và số lượng mẫu biểu có thể khác nhau. Thông thường cơ quan quản lý Thuế sẽ yêu cầu gồm:

1. Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản)

Nội dung công văn sẽ bao gồm: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.

2. Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản)

Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 bình ổn trong vòng 02 năm.

3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản)

Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

4. Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản)

Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thuế ban đầu.

Ngoài ra, một số cơ quan quản lý Thuế có thể yêu cầu thêm:

+ Quyết định bổ nhiệm kế toán

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc

 

2.2.2. Dịch vụ khai thuế hàng tháng, quý

 

A&T là đơn vị được Tổng cục thuế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện các dịch vụ thủ tục về kế toán thuế, với đội ngũ nhân sự năng động, kinh nghiệm lành nghề về kế toán thuế, am hiểu chính sách pháp luật, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất trách nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ của chúng tôi. Để các nhà lãnh đạo có thể tập trung phát triển doanh nghiệp mà không phải lo lắng bất kỳ điều gì về hệ thống sổ sách kế toán của công ty mình.

 

Đối tượng khai thuế GTGT theo quý

  • Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
  • Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.

Đối tượng khai thuế GTGT theo tháng

Khai thuế theo tháng áp dụng đối với người nộp thuế Giá trị gia tăng có tổng số doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm liền trước từ trên 50 tỷ đồng

Cách xác định doanh thu năm liền trước liền kề

Cách xác định doanh thu bán hàng, cung cáp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý như sau:

  • Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm Dương lịch bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng
  • Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị thực thuộc

Thời gian nộp báo cáo Thuế

Hạn nộp báo cáo thuế gồm các loại tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:

  • Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế theo năm: Chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau liền kề.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 tính kể từ ngày phát sinh.
  • Tờ khai quyết toán thuế năm: lập BCTC và tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. Thời hạn nộp đến cơ quan thuế chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chia tách hay hợp nhất hoặc sát nhập, có chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì: Chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.

 

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

-Thực hiện các công việc ban đầu của kế toán thuế.

 + Tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp kệ của các chứng từ, hóa đơn mang về.

 + Đóng thuế môn bài.

 + Lập bảng kê hóa đơn hàng hóa theo quy định.

 + Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.

 + Tiến hành làm thủ tục đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.

 + Đăng ký mã số thuế cá nhân cho toàn bộ nhân viên của Công ty.

 + Hàng tháng chúng tôi đến doanh nghiệp nhận hóa đơn, chứng từ (chứng từ gốc hoặc chứng từ photo).

 + Tư vấn hóa đơn, chứng từ bán ra, mua vào.

 + Lập tờ khai thuế hàng tháng trên Phần mềm HTKK mới nhất

 - Rà soát lại hóa đơn, chứng từ, tờ khai thuế Doanh nghiệp đã nộp để kịp thời bổ sung, điều chỉnh

+ Cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra và thông báo cho doanh nghiệp biết để có phương án nộp thuế

 + Nộp tờ khai thuế tại cục thuế hay chi cục thuế quản lý Doanh nghiệp. Hoặc làm thủ tục đăng ký và nộp tờ khai thuế qua mạng cho quý khách hàng.

 + Cân đối chi phí hợp lý. Hàng tháng dựa vào hóa đơn bán ra cân đối doanh thu và để có kế hoạch cân đối chi phí khi cần.

   

2.2.3. Dịch vụ quyết toán thuế

Cách thực hiện:

 +  Kiểm tra rà soát lại toàn bộ hiện trạng hệ thống kế toán của doanh nghiệp
 +  Điều chỉnh, cân đối số liệu chứng từ kế toán, doanh thu, lãi lỗ
 + Xử lý các vấn đề sai phạm về thuế
 + Nhập lại số liệu kế toán của cả năm, phân bổ hạch toán theo đúng chuẩn mực
 + Lập toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán
 +  Lập báo cáo tài chính năm
 +  Đại diện doanh nghiệp giải trình hồ sơ quyết toán thuế.

Thực hiện sổ sách kế toán hàng tháng:

 +  Lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất hàng hóa, phiếu kế toán….
 +  Sổ nhật ký chung
 + Sổ cái các tài khoản
 + Sổ quỹ tiền mặt
 + Các sổ chi tiết như sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết công cụ, dụng cụ…Thực hiện hồ sơ đăng ký thuế đầu mỗi năm:
 + Tờ khai thuế môn bài
 + Tờ khai đăng ký hình thức kế toán
 + Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ

Bài viết xem nhiều nhất

Tin hot
Luật kế toán 2015
Luật thuế GTGT
Dịch vụ kế toán trọn gói
Dịch vụ lập BCTC theo yêu cầu